Tác phẩm Sanh cổ “Vạn cổ lưu phương”

TÁC PHẨM SANH CỔ “VẠN CỔ LƯU PHƯƠNG”

Tác phẩm tiêu biểu cho một dòng cây kết hợp tân cổ giao duyên, thân cốt làm theo lối cổ nhưng tay cành được làm theo lối hiện đại. Đã có đại gia trả 10 tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn chưa bán.

Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Cây sanh cổ này thuộc dòng sanh Nam Điền được giới chơi cây thường nhắc đến như một cây tiêu biểu giữa lối chơi cổ và lối chơi hiện đại. Ông Nguyễn Hồng Quân (Thường Tín, Hà Nội), chủ nhân của tác phẩm cho biết, cây có tuổi đời hơn 100 năm, hiện đã có rất nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra nhiều tỷ đồng để sở hữu nhưng ông chưa bán.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Theo ông Quân, tác phẩm có tên “Vạn cổ lưu phương” với ý nghĩa là niềm khao khát trường tồn hàng vạn năm, được lưu danh và sánh vai với những siêu phẩm đã có tiếng trong làng cây cảnh Việt.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Chủ nhân của tác phẩm cho hay, cách đây 6 năm, ông may mắn sở hữu cây sanh này và mang về vườn làm lại tay cành, bông tán cho hoàn chỉnh, còn phần gốc đã rất đẹp rồi “hồn cốt là cây cổ nhưng bóng dáng là lối chơi đương đại bây giờ”.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Ông cho biết, nếu nói về giá trị đích thực của cây thì rất lớn, như món đồ cổ tồn tại trên 100 năm, bao công lao cắt tỉa, tạo tác rất công phu. Đã có đại gia trả trên 10 tỷ đồng nhưng tôi chưa bán, chuyển nhượng cho ai thì người đó phải yêu quý tác phẩm, trân trọng công lao của mình đầu tư công sức. Ai là người có duyên mới sở hữu được, chủ nhân tác phẩm cho hay.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Cây cao khoảng 1,5m (tính từ mặt bể), đường kính gốc khoảng 60cm, bông tán rộng khoảng 1,2m
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Ông Vương Xuân Nguyên – Chánh văn phòng Hội sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, tác phẩm này tiêu biểu cho một dòng cây kết hợp tân cổ giao duyên, có nét cổ điển, có nét hiện đại
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
“Đứng trước một tác phẩm chúng ta khoan đã nói chuyện giá vì đây là cây cảnh hội tụ đủ các yếu tố mà hiện nay được rất nhiều người thống nhất, gồm 9 yếu tố: Phô thân – khoe lá – lộ căn- cổ linh – tinh tú – kĩ dăm – mịn tàn”, ông Nguyên nói.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Cây dáng trực và có những cành phóng tạo ra sự độ mềm dẻo, cây phô thân từ chân đến tận ngọn, khoe được các bộ lá tỷ lệ rất hài hòa với thân và các bộ phận khác
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Yếu tố cổ nhìn thấy rất rõ đó là sự nu cục cũng như sự chùn rụt của các đầu cành, tác phẩm đạt đến độ nghệ thuật rất tinh tú vượt qua độ nghệ thuật bình thường.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Theo đánh giá của Chánh văn phòng Hội sinh vật cảnh Hà Nội, đây là tác phẩm đạt được các tiêu chí cũng như cách tạo hình. Có thể thấy tác phẩm này trải qua rất nhiều nghệ nhân tạo tác, mỗi người định hình theo các phom, ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, phần cốt chính vẫn thể hiện thần thái một cây cổ, cây thế – lối chơi của các cụ ngày xưa.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Các cành lá được tạo theo lối tản vân, rất là phóng khoáng. Đặc biệt, chúng ta nhìn thấy tác phẩm này, thay vì những vết cắt giật, dăm chi, nghệ nhân đã dùng các kĩ thuật, thủ pháp bẻ giật đầu cành, tạo ra độ mềm dẻo, những cành treo rất nghệ thuật.
Sanh cổ 'tân cổ giao duyên', đại gia trả 10 tỷ đồng vẫn không mua được
Chúng tôi thường giới thiệu với những vị khách nước ngoài, những nghệ nhân Quốc tế, người ta rất thích một tác phẩm hội tụ nhiều yếu tố, ngôn ngữ tạo hình, kể cả giai tầng văn hóa của người Việt. Đối với dòng cây sanh của người Việt là “Thạch thụ tương sinh” tức là phải đi với đá để tạo sự trường tồn, bền vững và làm cho cây thêm phầm rắn rỏi, ông Nguyên giải thích.

(Theo Dân Trí)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *