Nghệ nhân cây cảnh Đặng Xuân Cường(Cường Họa Sĩ)

Nghệ nhân Đặng Xuân Cường(Cường Họa Sĩ)

Họa sĩ Đặng Xuân Cường từng là giảng viên giảng dạy mỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương. Bén duyên với nghề giáo nhưng cũng có niềm đam mê với cây cảnh, Cường “họa sĩ” bắt đầu tìm tòi, học hỏi nghệ thuật chế tác cây cảnh. Ban đầu, người họa sĩ chỉ coi đó là đam mê, là thú vui nhưng lâu dần, tình yêu với cây cảnh cứ lớn lên gấp bội. Từ đó, anh dấn thân vào nghề và coi đây là nguồn sống của mình.

https://thuonghieuvaphapluat.vn/Images/hanhnm/2019/11/15/2f67fe6253fb381bba73d391dfe2f1c3.JPG Họa sĩ Đặng Xuân Cường từng là giảng viên giảng dạy mỹ thuật tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

Bước chân vào nghiệp cây cảnh từ năm 1996, cuộc sống khi đó còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng người họa sĩ vẫn “nay đây mai đó” để tìm kiếm những giống cây đẹp, những phôi cây quý. Với anh, thú chơi cây cảnh là một môn nghệ thuật góp phần làm đẹp cho đời. Nó là tổng hòa của hai lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Người nghệ nhân sẽ mượn cây để tả người hoặc tả cảnh đúng với ý đồ của mình.

Trò chuyện với phóng viên, anh Cường vừa uống ngụm trà vừa hướng đôi mắt nhìn xa xăm ra sân nhà – nơi lưu giữ những “đứa con” của mình. Mỗi ngày Cường “họa sĩ” đều dành thời gian ngắm từng mầm cây, chăm sóc, tạo dáng và chứng kiến sự trưởng thành của từng cây cảnh. Theo họa sĩ, một tác phẩm cây cảnh phải đảm bảo 3 yếu tố: cổ, độc đáo và đẹp, nhất là phải đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật biểu đạt. Do đó, không phải bất cứ ai chơi cây cảnh cũng có thể tạo ra những tác phẩm để đời.

“Để tạo nên tác phẩm cây cảnh đòi hỏi người nghệ nhân phải hội tụ hai yếu tố. Thứ nhất là tình yêu, sự say mê với cây cảnh. Thứ 2 là phải có sự tư duy sáng tạo, độc lập, tránh “đẽo cày giữa đường”, say mê nghiên cứu, tìm ra được nét đẹp tiềm ẩn của cây”, anh Cường chia sẻ.

https://thuonghieuvaphapluat.vn/Images/hanhnm/2019/11/15/87b7a967e59ffbc2e956fcc98f30d3e2.JPG

https://thuonghieuvaphapluat.vn/Images/hanhnm/2019/11/15/a2c531161bdb14891eb55c805781b89b.JPG

Mỗi ngày Cường “họa sĩ” đều dành thời gian ngắm từng mầm cây, chăm sóc, tạo dáng và chứng kiến sự trưởng thành của từng cây cảnh.

Chính nhờ những yếu tố đó đã đưa Cường “họa sĩ” đến sự thành công với những kiệt tác cây cảnh nghệ thuật nổi tiếng hiện nay. 25 năm gắn tên tuổi của mình với nghệ thuật cây cảnh, người nghệ sĩ già chia sẻ cây cảnh nào cũng gắn liền với cuộc sống cùng những kí ức khó quên. Song anh tâm đắc nhất với 4 tác phẩm đó là “huyền phượng vũ”, “dấu ấn thời gian”, “nghinh phong” và “mâm xôi con gà”.

Nếu “huyền phượng vũ” là một tác phẩm lâu đời, thể hiện tầm nghệ thuật của tác giả so với những cây cảnh khác thì “dấu ấn thời gian” và “nghinh phong” lại hội tụ đầy đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ văn” của một cây cảnh đẹp. Thậm chí “nghinh phong”còn được được định giá gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, đỉnh cao nhất vẫn là siêu cây “mâm xôi con gà” có giá lên tới 120 tỷ đồng.

Chia sẻ về siêu cây “mâm xôi con gà”, Cường “họa sĩ” tâm sự: “Ban đầu, cây cảnh này chỉ là một bụi cây dại. Năm 1996, tôi tình cờ phát hiện và quyết định mua lại từ một người họ Phạm ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã tự tay cắt, sửa và tạo dáng cho cây để có tạo hình như ngày hôm nay”.

Tuổi đời cây “ Mâm xôi con gà” chưa phải là già. Tuy nhiên, qua bàn tay tài hoa của họa sĩ Đặng Xuân Cường, chỉ sau 8 năm (1996 -2004), “mâm xôi con gà” từ một bụi cây dại đã trở thành siêu cây nổi tiếng và đáng giá hàng triệu đô. Ngày này, sau 23 năm, siêu cây “mâm xôi con gà” vẫn giữ được nét đẹp vốn có và trở thành tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh nổi tiếng hiện nay.

Tác phẩm Dấu ấn thời gian làm lên tên tuổi nghệ nhân Cường Họa Sĩ

Hiện nay, tại ngôi nhà của họa sĩ Đặng Xuân Cường tại huyện Thạch Thất, Hà Nội có khoảng hơn 150 cây cảnh các loại, trong đó, có những tác phẩm lâu đời vẫn được tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng tới tận bây giờ.

Ngân An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *