Tác Phẩm Lộc vừng “9 rồng cùng múa”

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá

Cây cao khoảng 10m, thân cây 3 người ôm không xuể, với 9 cành lớn tỏa ra khắp phía. Người dân thường gọi là cây là “cụ lộc vừng”.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 1

Trước cổng Tam Quan Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) có cây lộc vừng quanh năm soi bóng dưới lòng hồ bán nguyệt. Cây được nhân dân trong vùng trồng trước cửa đền thờ Trần Nguyên Hãn sau khi ông qua đời và vẫn trường tồn đến ngày nay.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 2

Cây cao khoảng 10m, thân cây 3 người ôm không xuể. Cây mang thế “Cửu long khởi vũ” (nghĩa là 9 rồng cùng múa) với 9 cành lớn tỏa ra khắp phía

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 3

Năm 2016, cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 4

Ông Trần Bá Tuyến (73 tuổi), cán bộ Ban Quản lý di tích đền thờ Trần Nguyên Hãn cho biết, do có sự trông nom, chăm sóc và bảo vệ nên dù trải qua bao biến thiên của thời gian, các cây di sản vẫn xanh tươi, rợp bóng mát và trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 5

Tôi được nghe các cụ kể lại, cây lộc vừng này gắn liền với lịch sử ngôi đền. Năm 1429, khi cụ Trần Nguyên Hãn mất, nhân dân nơi đây lấy ngôi nhà 5 gian cụ ở làm nơi thờ tự. Khoảng năm 1454, Vua Lê Thánh Tông ban lệnh đại xá cả nước, ngôi nhà 5 gian của cụ Trần Nguyên Hãn được xây cất lại và quay theo hướng Đông Nam. Sau khi xây xong, người dân trồng cây lộc vừng trước cửa – lấy cây làm nơi tụ khí để mang đến khí linh cho ngôi đền và cả vùng đất này, ông Tuyến cho biết thêm.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 6

Ông Tuyến cho hay, cây có 9 ngọn nên một số nhà phong thủy đã từng nói rằng: “Cây lộc vừng này có thế “Cửu long khởi vũ” – có nghĩa là 9 con rồng cùng múa”. Người dân trong vùng luôn ý thức giữ gìn, bảo vệ cây lộc vừng. Vào những ngày hè, người dân trong làng lại cùng nhau quét dọn, vệ sinh để làm nơi hóng mát, tập thể dục, múa hát, chơi cờ, dạo quanh ngắm cây và hoa nở đỏ rực một vùng soi bóng dưới hồ bán nguyệt…

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 7

Trao đổi với PV, ông Trần Minh Đông, Chủ tịch UBND xã Sơn Đông cho biết, theo các cụ cao niên, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cạnh cây lộc vừng là cổng làng, du kích của ta thường ra ẩn nấp, canh chừng quân Pháp, khi máy bay địch qua có thể dễ dàng quan sát và nghe được tiếng báo động từ phía thành phố Việt Trì để báo cho trường học, người dân trong làng đi tránh trú.

“Chúng tôi thường xuyên kiểm tra sự phát triển sinh trưởng của cây, khi mà có hiện tượng chúng tôi báo cáo với cơ quan kiểm lâm và báo cáo với bên lâm nghiệp để họ giúp đỡ chúng tôi. Nhân dân trong xã rất tự hào và có trách nhiệm bảo vệ, không ai dám bẻ một cành hay bứt một cành lá nào”, ông Đông nói.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 8

 Ông Nguyễn Thanh Sơn, 70 tuổi, xã Sơn Đồng ,cho biết trước kia cây nhìn cao hơn bây giờ, sau này nhà nước làm đường cao lên khoảng 1m nên nhìn cây lùn đi. Ngày trước khi tôi còn nhỏ thường ngồi chơi vào những ngày hè oi bức hay mùa nước sông lên, trẻ con trong vùng cứ trèo lên cây lộc vừng nhảy xuống sông.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 9

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 10

Trải qua gần 600 năm, vỏ cây dày và xù xì. Rêu xanh mọc phủ kín một số cành lớn.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 11

Hàng năm, cứ vào tháng 7, hoa lộc vừng nở rộ, cả cây được bao phủ một màu đỏ rực rỡ, những bông hoa rụng xuống như một tấm thảm nâng đỡ bước chân du khách thập phương.

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 12

Trước cổng Tam Quan có một viên đã lớn, trên bia ghi “đá mài gươm”. Tương truyền, trước kia, Trần Nguyên Hãn đêm đêm đem gươm ra mài ở một hòn đá lớn bên bờ ao Son, vì vậy trên thân hòn đá có một vết lõm trông tựa như vết chém

Lộc vừng “9 rồng cùng múa”, người dân không dám bẻ cành, bứt lá - 13

Phiến đá sau một thời gian dài bị phù sa sông Lô lấp, ngày 12/1/1998, nhân dân thôn Đa Cai tìm thấy, trục vớt, chuyển về đặt trong khuôn viên đền thờ Tả Tướng quốc để mọi người cùng chiêm ngưỡng dấu tích còn lại của người anh hùng một thuở.

Theo Hồng Phú (Dân Việt)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *