Nghệ nhân cây cảnh Phùng Quốc Tình sở hữu nhiều cây trà cổ thụ có tuổi đời gần 100 năm rất quý hiếm khiến nhiều người trầm trồ.
Trong vườn cây cảnh của nghệ nhân Phùng Quốc Tình ở Hà Nội có nhiều cây bản địa, quý hiếm như mộc hương, sanh, si… Tuy nhiên cây trà bản địa (trà Việt Nam) có tuổi đời lên đến hàn trăm năm khiến nhiều người đến chiêm ngưỡng cây cảnh khen ngợi.
Nhiều cây trà cổ trong vườn cây cảnh của ông Tình. Ảnh: Dân Trí.
Sau nhiều năm trời tìm kiếm và bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu những cây trà cổ độc đáo, quý hiếm mang về Hà Nội chăm sóc tạo dáng thế chủ cây coi như “báu vật” trong nhà.
Chia sẻ trên báo Dân Trí chủ cây cho biết, hiện tại trong vườn ông có khoảng 10 cây trà cổ thụ quý hiếm. “Dòng trà cổ thụ thường được trồng tong khoảng 30 – 40 năm nhưng những cây trà trong vườn nhà tôi có cây lên đến hơn 80 – 90 năm, có giá trị rất cao”.
Điển hình trong bộ sưa tập cây trà cổ của ông Tình có cây bạch trà có tuổi đời gần 100 năm. Điểm đặc biệt của cây này thường ra hoa đúng dịp Tết Âm lịch nên giá trị nên rất quý. Giá của cây khoảng 200 triệu đồng. Mỗi dịp Tết những người chơi cây cảnh lại săn tìm những loại cây cảnh đẹp để trưng bày tại nhà.
Cây trà cổ thu hút nhiều người chơi cây cảnh đến chiêm ngưỡng.
Theo chủ nhân vườn trà chia sẻ, dòng trà cổ của Việt Nam đều được thương lái Trung Quốc mua gần hết, chủ yếu ở vùng Đông Bắc. Những cây nhiều năm tuổi giờ không còn nhiều vì trà cổ được rất nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa và có ý nghĩa trong phong phong thủy.
Đặc trưng của cây trà bạch tuyết, hồng trà tượng trưng cho sự tinh khiết, thuần khiết thì trà cung đình hay trà lựu lại tượng trưng cho sự cao quý. Đặt cạnh cây trà bachj tuyết là cây bạch trà cổ thụ có tuổi đời khoảng 70 năm, cây thường ra hoa vào dịp Tết dương lịch. Giá trị của cây khoảng 150 triệu đồng ông Tình mới chuyển nhượng.
Gốc cây trà bạc thếch chứng tỏ rất nhiều năm tuổi. Ảnh: Dân Trí.
Nhìn từ xa những cây trà có thân rất độc đáo, già mốc. Những cây trà cổ thụ không có kiểu dáng bonsai nên nhiều người không biết vẻ đẹp của chúng và giá trị của chúng. Bởi vậy những người yêu thích cây phải có mắt nhìn mới cảm nhận được vẻ đẹp của loại cây này.
Nhiều người chi cây cảnh nói, “Người xưa có câu “vua chơi lan, quan chơi trà”, chính vì vậy không phải ngẫu nhiên cây trà được yêu thích từ xưa đến nay”, ông Tình giải thích.
Ông Tình dành nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh.
Những cây trà cổ thụ không có kiểu dáng bonsai nên nhiều người lần đầu nhìn tưởng đó là cây hoa thông thường nhưng ít ai biết rằng chúng có giá trị.
Trước đó có những cây trà nhìn như cây dại được ngã giá tiền tỷ ở Phú Thọ khiến nhiều người choáng váng. Chủ nhân của những cây trà cổ là anh Bùi Đức Dũng. Anh được biết đến là một trong những người đầu tiên chơi trà cổ thụ làm bonsai nên giới chơi cây đặt cho anh biệt hiệu “ông vua trà” Việt Nam. Bởi vậy những cây trà anh sưu tập đều là những cây cổ thụ có “1 0 2”.
Theo tìm hiểu, ở Việt Nam cây trà thường trồng để phát triển tự nhiên, ít khi uốn nắn nên nếu ai không am hiểu nhìn chúng như những cây ở bờ rào bình thường. Tuy nhiên những cây trà cổ được một số người chú ý đến bởi ngoài vẻ đẹp mộc mạc không lẫn được với những cây cảnh khác.
Cây trà có hoa giống đơn một hoa, có giống kép nhiều hoa trên một đài gọi là trà “bát diện”. Trong đó, giống trà bạch, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau đó là giống trà cung đình màu phấn hồng và trà lựu màu đỏ rực. Đặc điểm của dòng bát diện khi nở là bông to, cuộn hình cầu, cánh hoa xếp xoáy hình như bông lựu, nhìn rất đẹp.
Mỗi loại hoa trà lại có một ý nghĩa biểu tượng riêng. Nếu trà bạch tuyết, hồng trà tượng trưng cho sự tinh khiết, thuần khiết thì trà cung đình hay trà lựu… tượng trưng cho sự cao quý. Cũng vì điều này mà nhiều người thường chọn màu hoa trà để mua.
Một cặp cây trà đã lên chậu có giá tiền tỷ được coi là cặp trà “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Ảnh: Dân Trí.
Những cây trà cổ thụ không có kiểu dáng bonsai nên nhiều người không biết vẻ đẹp riêng biệt của chúng. Khi nhìn thấy đám hoa này trong vườn, không ít người tưởng đó là bụi hoa thông thường, ít ai biết rằng chúng có giá trị cao đến vậy, chỉ khi chủ nhân những cây trà cho biết giá trị thực của nó.
Trúc Chi (t/h)